Lịch sử Clorofom

Tháng 7 năm 1831, nhà vật lý người Mỹ Samuel Guthrie[1] và vài tháng sau đến lượt các nhà hoá học người Pháp Eugène Soubeiran[2] và người Đức Justus von Liebig[3] đã độc lập tìm ra clorofom. Cả ba đều tìm thấy clorofom qua phản ứng halofom. Soubeiran cho bột tẩy clo (canxi hypoclorit) tác dụng với aceton (2-propanon) cũng như với êtanol để điều chế clorofom. Năm 1834, Jean-Baptiste Dumas đã đặt tên và khảo sát hóa học clorofom.[4]

Năm 1847, bác sĩ sản khoa James Young SimpsonEdinburgh lần đầu sử dụng clorofom là chất gây mê chính cho quá trình đỡ đẻ. Sau đó người ta sử dụng clorofom cho phẫu thuật trên toàn châu Âu. Đầu thế kỷ 20, tại Hoa Kỳ, clorofom thay thế ete làm chất gây mê. Tuy nhiên, người ta nhanh chóng cấm sử dụng vì tính độc của nó, đặc biệt là khả năng gây ra chứng loạn nhịp tim chết người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Clorofom http://www.npi.gov.au/database/substance-info/prof... http://www.general-anaesthesia.com/chloroform.html http://chemapps.stolaf.edu/jmol/jmol.php?model=C(C... http://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/summary/summary.cg... http://ecb.jrc.it/esis/index.php?GENRE=ECNO&ENTREE... http://www.genome.ad.jp/dbget-bin/www_bget?cpd:C13... http://www.commonchemistry.org/ChemicalDetail.aspx... //dx.doi.org/10.1002%2Fandp.18341074103 //dx.doi.org/10.1002%2Fjlac.18320010203 http://www.ebi.ac.uk/chebi/searchId.do?chebiId=CHE...